Danh mục sản phẩm

Hỗ trợ trực tuyến

hot line
0915.44.6068 Mr. Toàn
0915.41.6068 (Ms. Hậu)

VIDEO CLIP

Sản phẩm nổi bật

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cập: 2

Trong ngày: 160

Trong tháng: 5719

Tổng truy cập: 315811

Các lỗi phổ thông về lưỡi cưa răng hợp kim thường gặp và cách khắc phục

1. Lưỡi cưa bị sứt/ mẻ/ vỡ me, gãy lưỡi

Lưỡi cưa bị sứt mẻ hay vỡ me là một trong những lỗi phổ biến nhất do nhiều nguyên nhân có thể kể đến:

  • Va đập khi vận chuyển, rơi rớt, do đó cần nhẹ nhàng tránh va chạm mạnh
  • Dựng lưỡi cưa ko đúng tư thế: Lưỡi luôn luôn đặt nằm ngang ngửa, tuyệt đối ko để thẳng đứng/ nghiêng;
  • Sốc khi chạy: đưa vật liệu cắt vào quá nhanh có thể làm lưỡi cưa bị sốc và gãy lưỡi. Nhất là đối với 1 loại lưỡi cưa mới, máy cưa cần có 1 khoảng thời gian nhất định để tương thích với lưỡi cưa. Do đó cần chỉnh tốc độ cắt của lưỡi cưa chậm lại lúc mới đưa vật liệu vào và tăng dần tốc độ.
  • Vật liệu cắt không phù hợp lưỡi về số răng, kiểu răng, góc răng, Cần xác định tốc độ cắt và độ dày vật liệu phù hợp để chọn đúng số răng, kiểu răng.
  • Hao mòn tự nhiện sau thời gian sử dụng

2. Lưỡi cưa bị cong vênh

  • Dùng lực ép mạnh lên lưỡi cưa cũng khiến lưỡi cưa bị hỏng và công việc không thể hoàn thành được, lúc này bạn sẽ phải điều chỉnh lưỡi cưa lại bằng tay để lưỡi thẳng, tạo cho đầu đường răng cứng và có khả năng làm việc tốt nhất.
  • Lưỡi cưa cắt trong môi trường nung nóng đến hàng trăm độ C, ví dụ cắt phôi nhôm lên đến 500 độ C, sau thời gian sử dụng việc bản lưỡi bị vênh là thường thấy, khắc phục bằng cách sử dụng vật liệu cực kỳ cao cấp xử lý nhiệt phù hợp và cân chỉnh hoàn hảo kĩ thuật cao tại các nhà máy uy tín.

3. Mạt cưa bị dính bết vào răng cưa 

Ở nhiệt độ cao hoặc áp lực được tạo ra trong quá trình cưa đã khiến mạt cưa dính bết vào đỉnh răng cưa hoặc xung quanh bề mặt răng cưa của máy cưa sắt/ nhôm/ nhựa/ gỗ tươi... 

  • Nguyên nhân dẫn đến tình trạng mạt cưa đó chính là do thiếu dung dịch làm mát hoặc không đúng tỷ lệ dung dịch vậy nên bạn cần bôi tra nhỏ dung dịch theo đúng tỷ lệ quy định với mỗi vật liệu cắt rồi mới tiếp tục sử dụng máy cưa sắt của mình.
  • Bên cạnh đó, cũng có thể là do chổi quét mạt cưa bị mòn, mất, hỏng, hoặc lắp không đúng vị trí mới khiến cho lưỡi cưa sắt tạo ra các mạt cưa, bạn có thể tiến hành kiểm tra và sửa chữa chổi quét mạt cưa.
  • Tốc độ chạy của lưỡi cưa không đúng chính là lý do lớn nhất khiến cho các mạt bụi được tạo ra, bạn cần căng chỉnh vận tốc chạy lưỡi cưa đúng với quy trình cắt/cưa để mang lại hiệu quả tốt nhất.

4. Lưỡi cưa bị kẹt

  • Lưỡi cưa bị kẹt do dính nhiều bụi gỗ, không vệ sinh máy thường xuyên hoặc máy bị khô nhớt. Để khắc phục, bạn chỉ cần tháo các bộ phận máy cưa ra và vệ sinh, thay nhớt cho máy.

5. Đường cắt không đạt yêu cầu

  • Đường cắt không thẳng hàng hoặc mặt cắt bị xước là một trong những lỗi cơ bản khi sử dụng máy cưa. Nguyên nhân có thể là do lưỡi cưa sử dụng không phù hợp, lưỡi cưa bị mẻ hoặc bị lệch mâm cưa.
  • Để khắc phục lỗi này, bạn cần thay lưỡi cưa mới phù hợp hoặc kiểm tra và điều chỉnh lại mâm cưa để đảm bảo tiến độ làm việc và cho ra sản phẩm chất lượng, đạt yêu cầu.
  • Đường cưa bị lệch hoặc có thể gây nguy hiểm khi thao tác do đặt máy cưa không ổn định. Để khắc phục, trước khi cưa bạn nên cân chỉnh và đặt vị trí máy trên một mặt phẳng ổn định và không bị rung rắc.

Hi vọng thông tin chúng tôi đưa ra hữu ích với bạn.

Senkatools

Trân trọng,