Tại sao cần bảo dưỡng hoặc mài lưỡi cưa hợp kim? Dấu hiệu lưỡi cưa cần bảo dưỡng? Quy trình mài lưỡi cưa ra sao?
Ngày nay nhu cầu sử dụng lưỡi hợp kim cắt gỗ, cắt nhôm, thép, inox ngày càng nhiều...Làm sao để tối ưu tuổi thọ và hiệu quả kinh tế lưỡi cưa?
Bảo dưỡng lưỡi cưa cho máy cưa đĩa kể cả máy cầm tay hay máy công nghiệp là việc làm bạn cần thực hiện thường xuyên trước và sau mỗi lần sử dụng sẽ giúp tiết kiệm được chi phí và nâng cao hiệu quả sử dụng.
Tại sao phải bảo dưỡng hoặc mài lưỡi cưa răng hợp kim?
- Chi phí đầu tư lưỡi cắt phục vụ nhà xưởng, công trường chuyên dụng là không hề nhỏ. Vì vậy mà thay vì đầu tư lưỡi cắt mới liên tục, khách hàng có thể có lựa chọn tốt hơn để giảm tối thiểu chi phí đầu tư đó chính là sử dụng dịch vụ bảo dưỡng lưỡi cưa.
- Ngoài ra, việc vệ sinh lưỡi cưa không chỉ đảm bảo độ bền cho lưỡi cưa đĩa mà còn để duy trì và đảm bảo và hiệu quả trong công việc, giúp đường cắt chính xác, các khe thoát phoi được hiệu quả hơn cho lần sử dụng sau.
Khi nào thì nên đi bảo dưỡng hoặc mài lại lưỡi cưa răng hợp kim?
-
Vệ sinh lưỡi khi cắt gỗ bị cháy và có vết đen trên gỗ, vì nếu không sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ của sản phẩm đồ gỗ, nội thất.
-
Ngoài ra bằng mắt thường bạn có thể quan sát giữa các mạch cưa, các răng cưa thường dính mùn cưa sau mỗi lần làm việc, nó tuy rất nhỏ nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến độ sắc bén của lưỡi. Hãy dùng ngay máy xịt bụi để xịt và dùng dung dịch vệ sinh để lau chùi sạch lưỡi cưa
-
Khi lưỡi cưa bị mòn hợp kim còn dẫn đến máy cưa bị rung, các khe thoát phoi bị bít lại là kẹt lưỡi cưa. Đường cắt không được sắc nét hoặc hơi xơ.
Lưu ý khi bảo dưỡng hoặc mài lưỡi cưa răng hợp kim
-
Khi vệ sinh lưỡi cưa đĩa nên đeo bao tay và cẩn thận khi lau chùi để tránh nguy hiểm cho bản thân.
-
Để hạn chế tối đa thao tác mài lưỡi cưa hay thay mới lưỡi cưa bạn nên vệ sinh sau mỗi lần sử dụng, chọn chế độ cưa và tốc độ cưa phù hợp với bề mặt từng vật liệu, kiểm tra xem có vật cản trên vật liệu hay không….. Đồng thời khi thao tác công việc, bạn nhớ chọn đúng loại lưỡi cưa, lưỡi cưa gỗ chuyên dụng không nên dùng để cưa sắt và ngược lại.
Lưỡi được mài như thế nào?
-
Mài lưỡi bằng máy bán tự động hoặc tự động, có phun dung dịch chống rỉ;
-
Ngâm lưỡi qua dung dịch để rã hết chất bẩn đang bám dính trên thép cũng như hợp kim của lưỡi cưa.
-
Quan sát thông số kỹ thuật trên lưỡi cưa về góc nghiêng của các răng cưa, loại hợp kim để tìm cách mài phù hợp hay chọn tốc độ mài, đĩa mài phù hợp
-
Dùng máy mày lưỡi cưa, mài vào các cạnh theo góc nghiêng của răng cưa, lưu ý nhớ nhỏ nước vào đá mài để làm mát và mịn bề mặt
-
Tiến hành mài từng răng cưa cho đến hết.
-
Sau khi mài xong, lau chùi lưỡi sạch sẽ, bỏ bao cẩn thận và bàn giao lưỡi cưa cho khách hàng.
Hi vọng thông tin trên của Senkatools hữu ích với quý vị.
Senkatools
Trân trọng,
Bài viết liên quan | Xem tất cả
- 6 Thành phần cơ bản làm nên một chiếc Tô vít, Tuốc nơ vít bạn có biết?
- Vì sao không nên sử dụng lưỡi cắt nhôm có răng hợp kim TCT để cắt sắt ???
- Các lỗi phổ thông về lưỡi cưa răng hợp kim thường gặp và cách khắc phục
- Hướng dẫn cách đục bê tông nhanh nhất và hiệu quả cao
- Có nên lắp lưỡi cắt, lưỡi cưa, đá cắt, đá mài 125mm vào máy mài góc 1 tấc ?
- Hướng Dẫn Sử Dụng Đá Cắt, Đá Mài An Toàn
- "NGUYÊN TẮC VÀNG" ĐẢM BẢO AN TOÀN KHI SỬ DỤNG DỤNG CỤ CẦM TAY.
- Cách sử dụng thước cuộn cho người mới bắt đầu
- Chổi than là gì? Tác dụng của chổi than trong dụng cụ điện cầm tay?
- Hướng Dẫn Sử Dụng Mũi Khoan Đúng Cách
- Phân Loại Các Loại Búa Cầm Tay Thường Gặp
- Phân loại các loại mũi khoan kim loại HSS tiêu chuẩn DIN38